Language Translation
.
logo_khong_nen_khong_chu_tai_web
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Vietnam Coffee Cocoa Association ( Vicofa )
Bền vững - Năng suất - Chất lượng - Giá trị gia tăng
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành nông nghiệp đã vượt cơn gió ngược, có một năm được mùa được giá

Ngày đăng: 03-01-2024

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm 2023, bàn kế hoạch năm 2024 của Bộ NNPTNT, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những kết quả mà ngành nông nghiệp đạt được, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành để lập những kỷ lục mới.

 

Mở đầu bài phát biểu của mình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng: Chúng ta đã đi hết năm 2023 với nhiều cảm xúc, tâm tư lo lắng nhưng đến thời điểm này có thể khẳng định, cùng với nền kinh tế, ngành nông nghiệp đã vượt khó, lội ngược dòng, vượt cơn gió ngược để thu được những kết quả đáng trân trọng. 

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo; xuất siêu 28 tỷ USD, trong đó ngành nông nghiệp đóng góp tới 12,7 tỷ USD. Có được con số này là nhờ các doanh nghiệp, người dân chủ động được nguyên liệu đầu vào, giảm nhập khẩu. .

"Đặc biệt, trong bối cảnh an ninh lương thực khó khăn, Việt Nam đã chứng minh vị trí, vai trò là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu gạo tối đa, khuyến khích người dân tăng vụ để có thêm gạo phục vụ xuất khẩu", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành nông nghiệp đã vượt cơn gió ngược, có một năm được mùa được giá- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao những kết quả mà ngành nông nghiệp đạt được, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành để lập những kỷ lục mới. Ảnh: Bảo Thắng.

 

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao những kết quả ngành nông nghiệp đạt được trong năm 2023. "Ngành nông nghiệp đã có một năm được mùa, được giá", Thủ tướng nói.

Có được điều đó, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngành nông nghiệp đã xoay chuyển tình thế, từ chỗ lúng túng, bị động bất ngờ sang chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành để có kết quả cao nhất; chuyển từ phòng ngự, chống đỡ sang tấn công, từ đó tập trung vào một số ngành hàng có thế mạnh, giúp xuất khẩu rau quả, xuất khẩu gạo lập được kỷ lục mới. Ngành nông nghiệp đã thể hiện được vị trí, vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần kìm chế lạm phát, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đánh giá cao việc Bộ NNPTNT đã tổ chức nhiều chương trình, sự kiện lớn trong năm 2023 như Festival lúa gạo, Festival tôm,... qua đó giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu nông lâm thủy sản trong nước, khu vực và quốc tế, thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Bộ NNPTNT cũng đã tập trung xây dựng, trình ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều Đề án, Chương trình, cơ chế, chính sách quan trọng cho phát triển ngành như: Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn; Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao; chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi; chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; chính sách phát triển thủy sản…

Người đứng đầu Chính phủ cũng rất ấn tượng với kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới. Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 6.370/8.167 (78%) xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 1.612 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 256 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. 

Bộ NNPTNT cũng đã chủ động đề xuất lãnh đạo Chính phủ làm việc với các hiệp hội, ngành hàng kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; thúc đẩy tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; xây dựng nông dân trí thức, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến. Theo Thủ tướng, đó là những tư tưởng rất mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành nông nghiệp đã vượt cơn gió ngược, có một năm được mùa được giá- Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ấn tượng với kết quả của ngành nông nghiệp năm 2023. Ảnh: Bảo Thắng.

 

"Khi tổ chức hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng với các doanh nghiệp ngành hàng gỗ, thủy sản, nhiều doanh nghiệp đã rất bi quan nhưng hiện giờ đã giải ngân được 70% gói tín dụng cho hai lĩnh vực này. Chính sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành, ngành nông nghiệp mới đạt được tốc độ tăng trưởng GDP tới 3,83%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây; xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 53 tỷ USD", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Đối với một số vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là việc gỡ thẻ vàng IUU, Thủ tướng phê bình một số tỉnh trong thời gian qua chưa cương quyết thực hiện. Thủ tướng cho biết, sắp tới đây, Chính phủ sẽ có kế hoạch kiểm tra, rà soát, triển khai cương quyết vấn đề này.

 Theo Thủ tướng, các địa phương phải tạo công ăn việc làm, sinh kế, chuyển đổi nghề, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho người dân để hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc gỡ thẻ vàng IUU.

Về các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ NNPTNT đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành từ 3,5 - 4,0%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản từ 55 tỷ USD trở lên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành nông nghiệp đã vượt cơn gió ngược, có một năm được mùa được giá- Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Minh chủ trì, có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 ngành NNPTNT.

 

Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức "biến không thành có, biến khó thành dễ", bám sát phương châm chỉ đạo của Chính phủ với 16 chữ: Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững"; quán triệt nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Coi trọng, tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức, cán bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ hai, tập trung cho đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, coi đây là động lực mới, đòi hỏi khách quan, lựa chọn đúng đắn, ưu tiên nguồn lực để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại; làm mới những động lực tăng trưởng cũ và bổ sung những động lực tăng trưởng mới. Trước mắt, tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cho ngành nông nghiệp và phát triển thị trường tín chỉ carbon.

Thứ ba, tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, nhất là 3 quy hoạch ngành quốc gia còn lại (Quy hoạch lâm nghiệp; Quy hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho tàu cá).

Rà soát, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đẩy mạnh xã hội hóa hơn nữa; đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, có giải pháp cụ thể tháo gỡ những nút thắt về chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận đất đai, tín dụng, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới.

Thứ tư, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ để đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm trục sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất theo vùng; thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030".

Thứ năm, tổ chức lại sản xuất, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả gắn với quá trình chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển mạnh mẽ, hợp lý, phù hợp, phát triển hệ thống hợp tác xã, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; tổng kết lý luận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tổng kết thực tiễn, bám sát thực tiễn, nhu cầu của thị trường, nhân rộng các mô hình hiệu quả cao, những cách làm hay để điều chỉnh sản xuất phù hợp nhằm mang lại giá trị gia tăng và thu nhập cho người sản xuất.

Thứ sáu, đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, thông minh, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp; chú trọng khâu chọn, tạo giống; phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, tăng tỷ trọng chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; phát triển các cụm liên kết sản xuất gắn với vùng nguyên liệu, các hình thức hợp tác liên kết sản xuất, chế biến kết nối với hệ thống tiêu thụ trong nước và quốc tế.

Thứ bảy, làm tốt dự báo cung cầu, thông tin về tình hình thị trường, kết nối giữa người sản xuất với tiêu dùng, tranh thủ lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, nhất là EVFTA, CPTPP để cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường, tháo gỡ rào cản để thâm nhập thị trường mới, đồng thời coi trọng thị trường nội địa, có chiến lược đưa hàng hóa từ nông thôn về thành thị, xây dựng thương hiệu nông sản Việt.

Thứ tám, phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh nuôi biển và khai thác hải sản bền vững; tập trung giải quyết dứt điểm các khuyến nghị của EC để gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2024, ngăn chặn và xử lý nghiêm tàu cá khai thác trái phép ở nước ngoài; nghiên cứu, đề xuất trích lập Quỹ phát triển hạ tầng thủy sản để có thể tập hợp, huy động được nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng thủy sản.

Thứ chín, tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; hoàn thành kế hoạch năm 2024 thực hiện Đề án "Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021- 2025". Theo dõi diễn biến thời tiết, thiên tai, cần chủ động chỉ đạo sản xuất và triển khai công tác phòng, chống thiên tai bảo đảm kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Thứ mười, thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; xây dựng nông thôn mới phải đi đôi với tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của từng vùng miền, gắn với đô thị hóa, tránh làm theo phong trào, hình thức, lãng phí.

Mười một, đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế để phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời chủ động đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, bảo vệ hàng hóa nông sản Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.

 

 Nguồn: https://danviet.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-nganh-nong-nghiep-da-vuot-con-gio-nguoc-co-mot-nam-duoc-mua-duoc-gia-20240103165531902.htm
TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC
  • Người đưa Cà phê Việt lên bản đồ thế giới

    Ngày: 10-05-2024
    Trong căn nhà tập thể cũ kỹ trên phố Hoàng Ngọc Phách (Hà Nội), người đàn ông vừa qua tuổi 90 đón tôi bằng những bước đi lẫm chẫm cùng chiếc gậy ba-toong. Từ giọng nói, cử chỉ đều chậm rãi. Biểu hiện không thể khác của tuổi già. Duy chỉ ánh mắt còn tinh anh và đầu óc đặc biệt minh mẫn. Một ông lão nhiệt huyết và thông tuệ. Nhất là khi vào chuyện với chủ đề về cà phê.
  • 'Bong bóng' giá cà phê bắt đầu tan vỡ, sắp tới sẽ ra sao?

    Ngày: 08-05-2024
    Chính các nhà đầu cơ trên sàn thế giới và cả Việt Nam đã khiến giá cà phê tụt dốc, lộ rõ thời gian qua mặt hàng nông sản này đã được “thổi giá ảo”.

THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP
THỊ TRƯỜNG GIÁ CÀ PHÊ
Cập nhật hôm nay:
Giá định hướng ICOGiá trên sàn kỳ hạnGiá nội địa

Xem chi tiết >>>                             Chỉ số giá định hướng ngày: 12/08/2022

ĐVT: US cents/lb  

 

 

 

ICO Indicator prices
(US cents/lb)  12/08/2022

 

 

change

ICO Composite

201.65

+0.3%

Colombian Milds

296.41

+0.9%

Other Milds

270.12

+0.7%

Brazilian Naturals

221.83

-0.4%

Robustas

112.73

+0.5%

Xem chi tiết >>>                             Phiên giao dịch: 15/08/2022

ĐVT: USD/tấn (London)

US cents/lb (New York)

 

London

Giá khớp

Thay đổi

09/22

2256

+4

11/22

2265

+4

New York

Giá khớp

Thay đổi

12/22

221.55

-0.85

03/23

216.70

-0.85

Xem chi tiết >>>                            Ngày cập nhật: 25/07/2022

ĐVT: đồng/kg

 

 

Daklak:                

Mua xô: 43.400 đồng/kg cơ sở

Giao kho Daklak: 43.600 đồng/kg

Giao kho Bình Dương: 43.800 đồng/kg

R2: +200 đồng/kg so với xô

Mua R1 sàng 16: +800 đồng/kg

 

Gia Lai:                

Mua xô: 43.200 – 43.400 đồng/kg

 

Lâm Đồng:          

Mua xô: 43.400 – 43.600 đồng/kg

 



HỘI VIÊN LIÊN KẾT
lien_he_qung_cao
WEBSITE LIÊN KẾT
icobo_tai_chinhbo_cong_thngvcci_chuan_moi
cu_thuebo_nong_nghiephai_quantong_cuc_thong_ke
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI
logo_mau_moiw

HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)

Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội

 

Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

 

Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818

E-mail: info.vicofa@gmail.com 

Website: www.vicofa.org.vn

 

Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.

 

                                                                 gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-instagram gf-icn-rss

Website is designed at tnweb.vn