Language Translation
.
logo_khong_nen_khong_chu_tai_web
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Vietnam Coffee Cocoa Association ( Vicofa )
Bền vững - Năng suất - Chất lượng - Giá trị gia tăng
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Liệu có phải các chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu đang bước vào thời kỳ khủng hoảng?

Ngày đăng: 08-08-2018

Lượng tiêu dùng cà phê toàn cầu không hề có dấu hiệu giảm xuống còn sản lượng lại đang nỗ lực để có thể đáp ứng được cầu. Ông Maja Wallengren hiện đã tiến hành nghiên cứu các vùng để đưa ra dự báo về vụ này, và các báo cáo về vấn đề tại sao lượng hàng tồn kho vốn đã rất ít dường như vẫn tiếp tục giảm thêm nữa.

Trong bốn năm qua, cán cân cung - cầu cà phê của thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiệm trọng.

Lượng hàng tồn kho toàn cầu tiếp tục sụt giảm mà không có dấu hiệu phục hồi. Số lượng hàng tồn kho có chứng nhận để giao dịch trên sàn ICE kỳ hạn tại New York và trong kho chứa của Châu Âu tính đến ngày 27/1 năm nay chi ở mức 1,532 triệu bao loại 60 kg. Tính tổng lượng cà phê nhân còn tồn tại Hoa Kỳ, bao gồm cả lượng hàng được chuyển từ vụ 2011/12 của Brazil đến đây còn 4,295 triệu bao, chỉ bằng lượng cầu trong nửa tháng của các nước nhập khẩu.

Theo ông Pedro Echavarria, môt nhà phân tích độc lập kỳ cựu tại Colombia cho biết: “Con số này vẫn tiếp tục giảm hàng năm và thậm chí với một mùa vụ mới đã diễn ra tại Brazil và đang là mùa vụ chính của Colombia và Việt Nam thì chúng ta vẫn không thế thấy được sự phục hồi của lượng hàng tồn kho”.

So sánh con số hàng năm cho thấy lượng tồn ngày một giảm. Cuối tháng 12 năm 2011, lượng hàng tồn có chứng nhận là 1,530 triệu bao, thấp hơn so với mức 1,706 triệu bao của một năm trước đó. Hôm 27 tháng 1 năm nay là thời điểm đáng lẽ lượng hàng tồn phải đạt đỉnh do đây là đỉnh điểm của mùa vụ xuất khẩu chỉ đạt 1,532 triệu bao, giảm 113.000 so với mức 1,654 triệu bao cùng kỳ năm trước.

Một nhà giao dịch cà phê làm việc với một người mua hàng lớn tại thị trường Arabica New York cho biết: “Đây là thời điểm lượng hàng đáng lẽ phải tăng lên chứ không phải đi theo chiều hướng ngược lại, do vậy đó chính xác không phải là một định hướng tốt cho một nguồn cung mới. Kết quả của việc tiếp tục thắt chặt nguồn cung mà chúng ta có thể thấy là mức cộng đã tăng mạnh”.

Khi hoa nở rộ cho mùa vụ 2011-12 tại khắp khu vực trồng cà phê Arabica lớn tại Trung Mỹ và Đông Phi thì nhiều người đã hy vọng rằng mùa vụ mới sẽ là một vụ mùa bội thu và phục hồi. Vậy mà khi hậu thay đổi cộng với những đợt thời tiết thất thường diễn ra trên khắp vành đai trồng cà phê toàn thế giới một lần nữa đã làm sụp đổ hy vọng ban về sự phục hồi sản lượng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nguồn cung cà phê toàn cầu tính đến tháng 1 năm 2012 đã là năm giảm thứ 5.

Ông Roberto Silva, Giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) trong bài báo cáo về tình hình thị trường gần đây nhất cho biết: “Điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong suốt mùa vụ 2011-12 có thể gây ảnh hưởng xấu tới sản lượng và các hoạt động sau thu hoạch đã diễn ra mạnh tại rất nhiều nước xuất khẩu, đặc biệt là Trung Mỹ, Colombia và Indonesia”.

Ông Silva còn cho biết: “Sản lượng ước tính của mùa vụ 2011-12 tiếp tục gây áp lực lên giá cà phê, cán cân cung - cầu tiếp tục được thắt chặt”.

Trong khi chưa có ước tính chính thức về lượng tiêu dùng cà phê năm 2011 công bố thì theo nguồn của ICO và các nhà phân tích ngành hàng này cho Tạp chí Cà phê Toàn cầu (GCR) biết rằng không có chiều hướng nào cho thấy lượng tiêu dùng trên thế giới sẽ đi xuống và lượng cầu trên toàn thế giới có thể sẽ tiến sát đến ngưỡng 137 triệu bao.

Mức tăng trưởng này là nguyên nhân trực tiếp khiến lượng tồn kho giảm. Trong khi các ước tính về việc lượng cà phê còn bao nhiêu trong toàn bộ kho hàng thế giới đều khá khác nhau, nhưng hầu hết ước tính đều ở mức 40 – 48 triệu bao vào cuối năm 2007. Lượng cung tiếp tục giảm mặc dù đã giảm đến mức thấp kỷ lục và dường như có thể sẽ còn giảm xuống sát ngưỡng 32 triệu bao khi người mua thèm khát lượng hàng tồn còn lượng tiêu dùng lại tăng trước cảnh sản lượng giảm.

Đây là một bức tranh khác xa so với những năm 1999 – 2000 khi sản lượng vượt quá mức trong mùa vụ với 130 triệu bao, tại thời điểm tiêu dùng thế giới chỉ ở mức 110 triệu bao. Điều này đã khiến giá rớt xuống mức thấp kỷ lục trong lịch sử. Kết quả là chúng ta đã biết đến cái tên “khủng hoảng cà phê” vì hàng triệu hộ trồng nhỏ lẻ trên khắp thế giới đã bị ném vào cảnh nghèo khó chưa từng có với hàng vạn trẻ em tại các vùng cà phê của Đông Phi và Trung Mỹ phải chịu cảnh thiếu ăn nghiêm trọng. Chỉ tính riêng Ethiopia, tình trạng thiếu ăn liên quan đến tình hình khủng hoảng cà phê theo báo cáo của các Tổ chức Phi Chính phủ (NGO) đã gây ra cái chết của hơn 60.000 trẻ em dưới 5 tuổi.

Sau đó, lượng tiêu dùng cà phê đã tăng lên khoảng 25% cho đến con số như hiện nay với ngưỡng xấp xỉ 137 triệu bao. Tuy nhiên, sản lượng lại chỉ dậm chân ở mức khoảng 130 triệu bao. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cà phê đối với các nông trang và những người sản xuất trên khắp thế giới đã khiến một lượng lớn thành phần sản xuất trên thế giới chủ yếu là các nhà sản xuất nhỏ lẻ bị tổn hại nghiêm trọng và không thể phục hồi lượng sản xuất như đã có hồi năm 1999 – 2000. Ngoài ra, khí hậu thất thường cũng gây khi khăn hơn cho các nhà sản xuất.

Con số thống kê của ICO hiện nay cho thấy tổng sản lượng toàn cầu đứng ở mức 120 triệu bao vụ 2007-08; 128,3 triệu bao vụ 2008-09; 123 triệu bao vụ 2009-10; 133,1 triệu bao vụ 2010-11 và 128,6 triệu bao vụ 2011-12. Trong khi đó nhu cầu trên thế giới lại ở mức 129,3 triệu bao năm 2007; 132,9 triệu bao năm 2008; 131,8 triệu bao năm 2009; 135 triệu bao năm 2010 và năm 2011 dự kiến sẽ sát mức 137 triệu bao (xin xem biểu đồ)

 

Theo một chuyên gia phân tích trong ngành cho biết: “Lượng tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh, với mức tăng chậm nhất được thấy tại các thị trường tiêu dùng truyền thống của Châu Âu còn Hoa Kỳ vẫn đạt mức tăng trung bình kỷ lục 1,5%. Tuy vậy, rất nhiều thị trường mới nổi lại đang tiếp tục với mức tăng trưởng từ 2 – 3 lần”. Rất nhiều người trong ngành kỳ vọng điều này sẽ khiến cho nhu cầu thế giới sẽ tăng thêm ít nhất 2 triệu bao nữa trong vòng 5 – 10 năm tới”.

Ông Echavarria đến từ Colombia cho rằng cho dù một số nhà phân tích khác công khai ngạc nhiên đối với báo cáo của ICO về mùa vụ 2010-11 có thể đạt được 104,5 triệu bao cà phê – mức cao kỷ lục – thì đây “thật sự khá vô nghĩa” khi nó không thể giúp hiện thực hóa việc bổ sung lượng hàng tồn kho của thế giới.

Khi mùa vụ 2012 đã bắt đầu thì rất nhiều con mắt đổ dồn về sản lượng của Brazil. Kể từ lúc nguồn cung được thắt chặt vào năm 2011 và rất nhiều người tại thị trường này đã cố gắng lên tiếng kỳ vọng một vụ mùa kỷ lục với trên 60 triệu bao thì hiện nay con số được nhất trí đưa ra là vụ mới được mùa này dường như chỉ ở mức từ 52 – 54 triệu bao.

Ông Luiz Suplicy Hafers, một nhà phân tích và là giám đốc Ban Cà phê của Bộ Nông nghiệp Brazil (SRB) cho rằng: “Mọi người có liên quan đến mặt hàng cà phê đều muốn đưa ra con số khoảng 60 triệu bao cho mùa vụ này của Brazil, nhưng chúng tôi thật sự chưa bao giờ có khả năng sản xuất ra được con số ấy. Và khi những người trồng cà phê nói về khí hậu thuận lợi cho cây trồng này phát triển thì điều đó có nghĩa là họ đang nói về sự hoàn hảo và điều đó hoàn toàn không thể xảy ra đối với mặt hàng cà phê”.

Ông Hafers, người đến từ một gia đình có bảy thế hệ làm trong ngành cà phê của Brazil cho rằng khi vụ mùa bắt đầu có quả cà phê cuối cùng hình thành nhân thì cũng là lúc bắt đầu ngày càng rõ ràng rằng đợt hạn hán mà đã tấn công những vùng trọng điểm của Brazil ngay khi cà phê ra hoa nay đã “gây ảnh hưởng nghiêm trọng” và sẽ khiến sản lượng cuối cùng giảm xuống.

Tại Việt Nam, quốc gia trồng cà phê lớn thứ hai thế giới có sản lượng giảm 5% xuống mức 18,5 triệu bao so với mức 19,467 triệu bao của vụ 2010-11. Mùa vụ mới của Indonesia có thể đạt 9 triệu bao, hầu như khổng đổi so với vụ trước. Những nhà sản xuất cà phê của Ấn Độ hy vọng họ có thể sẽ thu hoạch được một vụ được mùa với mức 5,33 triệu bao.

Tại Trung Mỹ, hạn hán rồi lại hai tuần mưa liên tiếp do 5 đợt mưa bão nhiệt đới khác nhau hồi tháng 10 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho vụ mới tại khu vực này. Mức thiệt hại ước tính khoảng 750.000 đến 1 triệu bao gồm cả khu vực Trung Mỹ và Mê-hi-cô.

Khi mùa thu hoạch 2011-12 bị giảm thì những dự báo chính thức mới nhất từ phía các viện cà phê trong khu vực này sẽ thấp hơn nhiều so với số lượng của ICO.

Ông Jack Scoville, nhà phân tích ngành hàng, phó chủ tịch Hội Giá cả tại Chicago cho biết: “Mọi người dự báo những vụ mùa lớn hơn mà hầu như không thể xảy ra. Hoa không nở được tại rất nhiều khu vực và mặc dù giá lên cao trong năm qua, nhưng rất nhiều người trên thị trường này lại quên rằng hầu hết các nhà sản xuất tại Trung Mỹ vẫn đang phải trả các khoản nợ của mình, vì vậy mà họ không còn tiền để đầu tư cho nông trang của mình”. Ông còn cho rằng dự kiến vụ 2011-12 của khu vực này còn thấp hơn so với niên vụ trước.

Dự kiến sản lượng tại các khu vực như Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua hầu như không thay đổi mà vẫn giữ ở mức 12,613 triệu bao so với mức 12,378 triệu bao của vụ 2010-11. Mức ước tính mới nhất ngày càng thấp hơn so với mức dự tính ban đầu – tăng trưởng hơn 10%. Đây hầu như vẫn là một con số tốt đẹp, sau khi vụ 2009-10 của Trung Mỹ bị mất mùa với mức thu hoạch 10,524 triệu bao, mức thấp nhất kể từ thập kỷ 50 của thế kỷ 20 của khu vực này. Nhưng nó vẫn tiếp tục thấp hơn khoảng 20% so với 10 năm về trước khi 5 nước trong khu vực này sản xuất được khoảng 14 – 15 triệu bao trung bình mỗi mùa vụ.

Tại khu vực Đông Phi, rất nhiều nhà sản xuất cà phê của Uganda vẫn đang cố gắng phục hồi sau những năm bị bệnh dịch tàn phá. Tại những nơi khác trong khu vực này, áp lực về vấn đề đất đai để phát triển ngành này và vấn đề đông dân vẫn tiếp tục tạo rất nhiều khó khăn mà khó thấy tại các khu vực khác. Từ tỷ trọng trên 15% sản lượng thế giới gần một thập kỷ trước, tổng sản lượng Châu Phi đã giảm trên 10%, trong đó phần lớn là ở Đông Phi.

Khi mùa vụ tại Đông Phi kết thúc, ước tính mức phục hồi nhẹ vào khoảng 9,5% với tổng sản lượng tăng lên 11,917 triệu bao của các vùng Burundi, Ethiopia, Kenya, Rwanda, Tanzania và Uganda so với mức 10,885 triệu bao của mùa vụ trước. Mặc dù đây là mức phục hội nhỏ nhưng các nhà xuất khẩu và các nhà phân tích vẫn cảm thấy thất vọng.

Nhà phân tích cà phê Judith Ganes-Chase cho biết: “Tôi hy vọng một mùa vụ tốt đẹp hơn tại khu vực Đông Phi, chỉ ở mức như vùng Trung Mỹ với giá tăng cao và điều kiện chăm sóc cho mùa vụ được tốt hơn”. Bà cũng chỉ ra rằng trong khi những dự báo đưa ra đều khá thất vọng thì vấn đề nguồn cung chủ yếu đối với ngành cà phê vẫn tiếp tục có nhiều vấn đề về cơ cấu gây trở ngại cho các nhà sản xuất Colombia trong việc phục hồi lại sau những năm gặp khó khăn.

Ông Scoville của Hội Giá cả cho biết: “Viễn cảnh Colombia không tốt lắm và vẫn còn có tình trạng bối rối trên thị trường về tình trạng nguồn cung, một phần do mùa vụ tại Colombia”.

Theo con số chính thức mới nhất của Colombia, nhà sản xuất cà phê Arabica rửa sạch vị dịu lớn nhất thế giới đã khẳng định các báo cáo tư của năm 2011 thậm chí còn thấp hơn mong đợi, với tổng sản lượng năm 2011 chỉ ở mức 7,8 triệu bao, giảm 12% so với mức 7,8 triệu bao năm 2010 - theo Hiệp hội những người trồng cà phê Colombia (Fedecafe).

Mùa vụ cà phê 2011-12 của Colombia – từ tháng 10 đến tháng 9 – dự kiến không vượt qua được ngưỡng 7 – 7,5 triệu bao, là một trong những mùa vụ thấp nhất mang tính kỷ lục trong vòng hơn 50 năm qua. Colombia thường sản xuất được khoảng 11 – 13 triệu bao.

Những con số này tiếp tục tạo áp lực lên lượng cung vốn đã bị thắt chặt.

Theo nhà giao dịch cà phê nhân của Hoa kỳ cho biết: “Đây là cà phê hiện nay, nhưng không đủ để lưu hàng vỗn có sẵn hoặc có hàng để lưu kho. Đây là một mớ những thông tin từ Trung Mỹ, nhưng một điều hiển nhiên là không ai muốn thiếu hàng vào dịp cuối vụ này vì các nhà rang xay còn rất ít hàng từ nay đến tháng 6”.

Các điều kiện thắt chặt nhìn chung khiến các nhà phân tích và các nhà giao dịch lo lắng làm sao để đưa ra bất kfy dự báo nào về giá cả trong tương lại. Dường như rất ít các nhà giao dịch cảm thấy tự tin rằng tình trạng giảm sút nguồn cung đủ để thúc giá lên cao trên 3 USD/lb hay cao hơn nữa trong quý 2 này, nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những biến động thị trường sẽ giúp giá bắt đầu dao động từ 2,4 USD/lb đến 2,8 USD/lb.

Ông Marco Ruttimann, một thành viên trong Hội Liên kết Cà phê Quốc tế có trụ sở tại Miami cho biết: “Bất kỳ điều gì đều có thể xảy ra ở đây”.

“Tình trạng mất cân bằng trong bức tranh cung – cầu chỉ là tạm thời mà bất kỳ điều gì cũng có thể đi sai trong giai đoạn này tại các nước sản xuất, đặc biệt là tại Colombia và Brazil, có thể đưa thị trường này bay tới những mức mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới”.

VICOFA
Nguồn: GCR

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC
THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP
THỊ TRƯỜNG GIÁ CÀ PHÊ
Cập nhật hôm nay:
Giá định hướng ICOGiá trên sàn kỳ hạnGiá nội địa

Xem chi tiết >>>                             Chỉ số giá định hướng ngày: 12/08/2022

ĐVT: US cents/lb  

 

 

 

ICO Indicator prices
(US cents/lb)  12/08/2022

 

 

change

ICO Composite

201.65

+0.3%

Colombian Milds

296.41

+0.9%

Other Milds

270.12

+0.7%

Brazilian Naturals

221.83

-0.4%

Robustas

112.73

+0.5%

Xem chi tiết >>>                             Phiên giao dịch: 15/08/2022

ĐVT: USD/tấn (London)

US cents/lb (New York)

 

London

Giá khớp

Thay đổi

09/22

2256

+4

11/22

2265

+4

New York

Giá khớp

Thay đổi

12/22

221.55

-0.85

03/23

216.70

-0.85

Xem chi tiết >>>                            Ngày cập nhật: 25/07/2022

ĐVT: đồng/kg

 

 

Daklak:                

Mua xô: 43.400 đồng/kg cơ sở

Giao kho Daklak: 43.600 đồng/kg

Giao kho Bình Dương: 43.800 đồng/kg

R2: +200 đồng/kg so với xô

Mua R1 sàng 16: +800 đồng/kg

 

Gia Lai:                

Mua xô: 43.200 – 43.400 đồng/kg

 

Lâm Đồng:          

Mua xô: 43.400 – 43.600 đồng/kg

 



HỘI VIÊN LIÊN KẾT
lien_he_qung_cao
WEBSITE LIÊN KẾT
icobo_tai_chinhbo_cong_thngvcci_chuan_moi
cu_thuebo_nong_nghiephai_quantong_cuc_thong_ke
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI
logo_mau_moiw

HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)

Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội

 

Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

 

Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818

E-mail: info.vicofa@gmail.com 

Website: www.vicofa.org.vn

 

Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.

 

                                                                 gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-instagram gf-icn-rss

Website is designed at tnweb.vn