Chiến lược của GCP đến năm 2030 là tạo ra sự thay đổi mang tính chuyển đổi cho hơn một triệu người nông dân và chiến lược của chúng tôi được bắt nguồn từ những hành động chung ở cấp độ quốc gia và toàn cầu. Chúng tôi tập hợp những tài năng và nguồn lực từ những thành viên ở các quốc gia và trên toàn thế giới cũng như những đối tác khác của ngành; liên kết họ với các chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các công ty và với các ban điều phối ngành hàng cà phê ở các nước – cơ quan gần gũi nhất với người nông dân; và chúng tôi cung cấp các giải pháp bền vững, phù hợp với văn hóa để cải thiện sinh kế lâu bền cho người nông dân.
Ở cấp độ toàn cầu, chúng tôi thúc đẩy nhu cầu về cà phê được sản xuất tối thiểu tuân theo các thực hành cơ bản về bền vững. Phương pháp tiếp cận này gồm ba công cụ: Bộ Quy tắc Tham chiếu về Cà phê Bền vững, Cơ chế Tương đương, và Báo cáo chung về Thu mua Cà phê Bền vững. Tất cả công cụ này đóng góp để đạt hoàn thành Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs).
Bộ Quy tắc Tham chiếu về Cà phê Bền vững (Coffee SR Code) cung cấp nền tảng để hỗ trợ cho các nguyên tắc cơ bản về sản xuất cà phê bền vững. Bộ quy tắc tham chiếu đưa ra một ngôn ngữ chung cho phép người nông dân, các tổ chức sản xuất cà phê và đối tác của họ, cũng như các nhà tài trợ, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức tài chính và các cơ quan chính phủ cùng nhau hợp tác hiệu quả để thúc đẩy các nỗ lực phát triển cà phê bền vững của họ. Mục đích của GCP là khuyến khích các hệ thống chứng nhận, dự án và chương trình tối thiểu cần áp dụng các nguyên tắc và thực hành bền vững được đề cập trong bộ quy tắc Coffee SR Code, và từ đó, tiếp cận được nhiều nông dân trồng cà phê hơn.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, GCP đã xây dựng Cơ chế Tương đương bao gồm một bộ các tiêu chí về bền vững (hiệu suất) và hoạt động (hệ thống). Các hệ thống, chương trình được công nhận là tương đương với bộ quy tắc tham chiếu sẽ đủ điều kiện để được đưa vào Báo cáo chung về Thu mua Cà phê bền vững, hay còn gọi là GCP Snapshot. Đây là báo cáo hàng năm và xuất bản lần đầu tiên vào năm 2019. Các nhà rang xay, bán lẻ và các bên ký vào Tuyên bố Luân-đôn của ICO được mời tham gia để báo cáo hàng năm về tình hình thu mua cà phê bền vững của họ.
Sự kết hợp của các bộ công cụ kể trên công nhận những hành động của từng bên và hành động tập thể, đồng thời cho phép đo lường tiến độ một cách phù hợp và cần thiết để thúc đẩy quá trình chuyển đổi trong toàn ngành.
Với phương pháp tiếp cận lấy người nông dân là trung tâm, GCP cố gắng giải quyết các vấn đề nổi cộm về bền vững và đóng góp nhằm đạt được những tác động to lớn hơn cho sinh kế và hệ sinh thái tự nhiên của những cộng đồng sản xuất cà phê. Tại GCP, chúng tôi tin tưởng rằng bền vững và trách nhiệm chung và chúng tôi mong muốn các cá nhân, hợp tác xã, các tổ chức, công ty, hiệp hội, các chính phủ chung tay hành động vì ngành cà phê bền vững.
Nguồn: GCP
Mật khẩu | |
Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu | Đăng ký | |
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)
Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội
Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818
E-mail: info.vicofa@gmail.com
Website: www.vicofa.org.vn
Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.