Language Translation
.
logo_khong_nen_khong_chu_tai_web
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Vietnam Coffee Cocoa Association ( Vicofa )
Bền vững - Năng suất - Chất lượng - Giá trị gia tăng
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

NẤM VÀ CÀ PHÊ

Ngày đăng: 07-03-2023

Trong thời kỳ biến động, những đầu óc tích cực tìm kiếm giải pháp ở bất cứ nơi nào có thể. Cả khi toàn bộ nền kinh tế bị xem như đang suy thoái, vẫn luôn luôn có những lĩnh vực tăng trưởng. Y tế, sản xuất lương thực và kiểm soát ô nhiễm là ba lĩnh vực mà mọi người nhất trí là chỉ tiêu chắc chắn sẽ tăng ngay cả trong thời kỳ khó khăn. Một thí dụ tiêu biểu nhất về tiềm năng tăng trưởng là nhu cầu tăng nhanh của thế giới về nấm thực phẩmnấm dược liệu.


Kể từ khi xuất hiện một tầng lớp trung lưu có sức mua sắm ở Trung Quốc, nhu cầu về nấm đông cô tươi (Lentinula edodes) và các loại nấm khác bùng nổ. Tỉ số tăng trưởng hai chữ số là bình thường trong hơn hai thập kỷ qua. Châu Âu và Bắc Mỹ đã khám phá giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của nhiều loại nấm có tên lạ tai như “mộc nhĩ” (Auricularia auricula), “nấm kim châm” (Flammulina velutipes), “nấm múa” hay “toạ kê” (Grifola fondosa) và “linh chi” (Ganoderma lucidum). Chẳng bao lâu nữa, rất có thể những tên gọi ấy sẽ trở thành một phần vốn từ vựng thường ngày của chúng ta, y hệt như “expresso”, “latte”, “sushi” và “pizza”.

 

Nhu cầu về nấm và số việc làm cần thiết để đáp ứng nhu cầu tăng lên từ thức ăn ngon ấy có thể được sản xuất tuỳ ý. Wu Sangong, một nhà khoa học - nhà nông ở thế kỷ XIII đã mở đầu việc thâm nhập của người Trung Quốc vào lĩnh vực protein bổ dưỡng của nấm, một trong năm giới của tự nhiên. Thủ đô nấm đông cô tươi trên thế giới là Thanh Viễn ở châu thổ sông Châu Giang, Trung quốc. Tuy nhỏ hơn khu vực vịnh San Francisco, nhưng Thanh Viễn sử dụng trên 120.000 người trồng nấm đông cô với giá thị trường phương Tây lên tới hơn một tỉ đô la. Tổng giá trị xuất khẩu của ngành canh tác nấm Trung Quốc vượt quá 17 tỉ đô la và hỗ trợ 10 triệu việc làm năm 2007. Nấm trồng trên rơm hiển nhiên góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho dân số đông đảo của Trung Quốc, mặc dù điều này đã khiến các chuyên gia về dân số và lương thực phải ngạc nhiên nhiều thập kỷ.

 

Đây là trường hợp mà chất dinh dưỡng có thể được lưu chuyển theo mô hình thác nhiều tầng qua cả năm giới của tự nhiên. Những phần thừa từ cây, trái và rau cải (giới thực vật) trở thành đồ ăn cho gà, vịt, heo, cá (giới động vật). Nguồn thực phẩm này được bổ sung bằng nấm (giới nấm); nấm biến đổi kỳ diệu chất thải thực vật, đặc biệt là rơm rạ thành thức ăn. Vi khuẩn (giới tiền nhân) cũng được huy động trong bể phân huỷ để biến phân chuồng thành môi trường nuôi cấy tảo (giới protoctista).

 

Sinh khối từ vỏ cây, lõi ngô và rơm không chứa lượng protein hay polysaccharide đáng kể, vậy mà nấm mọc trên đó lại giàu protein. Tính trên trọng lượng khô, vài giống nấm sò có thể sánh với thịt về hàm lượng protein cũng như các axit amino thiết yếu.

 

Tác động qua lại giữa các hệ thống tự nhiên có khả năng đảm bảo việc tạo dòng thác lưu chuyển protein từ nhiều nguồn khác nhau chứ không lệ thuộc vào một nguồn duy nhất. Nếu thấu hiểu điều ấy, chúng ta có thể bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu bằng những gì có được ở địa phương. Nấm biến đổi chất thải thực vật thành những quả thể ăn được. Sau khi thu hoạch, phần nấm còn lại trong cơ chất là ty thể (còn gọi là thể sợi hay khuẩn ty) có thể làm đồ uống giàu chất dinh dưỡng cho gia súc. Đến lượt gia súc, chúng lại tạo ra phân chuồng mà vi khuẩn tiêu hoá thành phân bón làm giàu đất, giúp cây và loài tảo tăng trưởng tốt. Hệ thống lưu chuyển thức ăn từ một loài thuộc tự nhiên sang một loài thuộc giới khác là điều kỳ diệu của hệ sinh thái. Vì vậy không có nạn chết đói hay thất nghiệp trong một hệ sinh thái. Mọi cá thể đều hoạt động hết mình, vừa sống bằng thức ăn vốn là chất thải của một cá thể khác, vừa góp phần thoả mãn nhu cầu cơ bản của cả hệ thống.

 

Mô hình sản xuất nấm nhiệt đới tương đối đơn giản. Trước hết, sinh khối dùng để trồng nấm được khử trùng dưới áp suất và nhiệt độ cao, nhưng một số người biết cách bỏ qua quá trình này. Trong phần lớn thời gian, môi trường nuôi cấy nấm - là vật liệu sinh học - ngừng sống hoặc chết dần đi. Kế đó, từng lượng nhỏ bào tử nấm được cấy vào. Đa số vi khuẩn đã bị loại trừ bở quá trình khử trùng nên ty thể nấm có thể phát triển nhanh chóng trong cơ chất (môi trường nuôi cấy) suốt vài tuần lễ. Một khi cơ chất đã dày đặc khuẩn ty, sốc nhiệt hoặc nước được áp dụng. Việc này khiến quả thể xuất hiện. Nấm thường có đặc tính sinh sản mau lẹ khi sự sống còn nó bị đe doạ. Phần nấm ăn được mà chúng ta gọi là “nấm” thật ra là quả thể - con cái của nấm.

........

 

Suốt 15 năm qua, nhờ phương pháp canh tác cải tiến và hiệu quả, việc trồng các loại nấm bản địa cũng như nhiệt đới đã phát triển dần thành một ngành kinh doanh quanh năm có chi phí thấp và khả năng cạnh tranh. Ngành này có nhiều đổi mới dẫn tới sự hình thành một phương thức sản xuất và tiếp thị mới. Mô hình trồng nấm lấy cảm hứng từ việc lưu chuyển dưỡng chất trong các hệ sinh thái  đã có giá trị tham chiếu ở châu Phi và châu Mỹ La-tinh. Nhu cầu về nấm ngoại nhập gia tăng ở phương Tây cùng với giá bán ngày càng thấp hơn có tính quyết định đối với việc chấp nhận loại thức ăn không chứa cholesterol và chất béo này. Nhu cầu gia tăng khuyến khích người canh tác tìm kiếm những nguồn phế thải dồi dào để làm môi trường trồng nấm. Vì dây chuyền chuyển hoá chất thải thành lương thực này cần tương đối nhiều lao động, nó sẽ tạo ra hàng ngàn, thậm chí hàng triệu việc làm.

 

ba_ca_phe_1


Nấm và Cà phê

Khi chuyển sang thế kỷ XXI, nấm đã vượt qua cà phê, trở thành mặt hàng được trao đổi nhiều thứ hai trên thế giới. Giờ đây, một cơ hội mới xuất hiện làm tăng thêm giá trị của cả hai: nấm trồng trên chất thải cà phê. Có hai dòng chất thải liên quan đến cà phê. Phần lớn chất thải phát sinh ở nông trại sau khi lấy hạt, được gọi là “thịt quả”. Việc pha chế cà phê tạo ra dòng thải thứ hai gọi là “bã”. Từ khi hạt cà phê rời nông trại cho đến lúc nấu xong bình cà phê, 99,8% sinh khối bị thải bỏ và chỉ có 0,2% được người uống cà phê hấp thụ. Trong khi thực tế ấy - như chúng tôi đã lưu ý trước đây - góp phần làm vấn đề quản lý chất thải trở nên nghiêm trọng, hiện nay có một phương pháp tích cực và sáng tạo để chuyển các dòng chất thải từ nông trại cũng như tiệm cà phê tới dòng mang chất dinh dưỡng nuôi nấm. Phương pháp ấy mở ra cơ hội chưa từng có. Các chủ trang trại kiếm được khoảng một phần mười cent từ mỗi tách cà phê espresso bán ở tiệm cà phê với giá ba đô la, hệ số tăng giá là 3.000! Căn cứ vào lượng cà phê tiêu thụ năm 2008 trên toàn cầu là 135 triệu bao (mỗi bao chứa 60kg), tổng số sinh khối bị để cho thối rữa đạt mức gây sốc là 23,5 triệu tấn. Nếu như giá cà phê có thể tăng gấp đôi hay thậm chí nhiều hơn nữa nhờ giá trị tiềm ẩn trong chất thải từ việc thu hoạch và sản xuất cà phê, thì đó là một mỏ vàng thật sự.

 

Nấm mọc trên lignocellulose. Chất thải phát sinh với số lượng khổng lồ trong quá trình biến đổi từ trái cà phê trên bụi cây đến thức uống trong tách chủ yếu là lignocellulose. Hơn thế nữa, cà phê là loại gỗ cứng như cây sồi. Cà phê là cơ chất lý tưởng cho việc canh tác nấm, nhất là nấm sònấm đông cô tươi. Ngay cả linh chi, loại nấm thuốc được đánh giá cao, cũng phát triển tốt trên bã cà phê.

 

Từ nông trại đến lò rang cà phê rồi đến người tiêu dùng, hạt cà phê được giám sát một cách hoàn nảo. Ít thấy loại nông sản nào trải qua những cuộc kiểm tra chất lượng chặt chẽ hơn. Khi pha chế cà phê, nước sôi hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao thấm qua và khử trùng lớp bột cà phê. Tất cả những điều ấy tạo ưu thế lớn cho việc canh tác nấm và đơn giản hoá quá trình sản xuất nấm. Bã cà phê hấp bằng hơi nước được cho trở lại bao chứa ban đầu. Nó có thể dùng làm môi trường cấy bào tử nấm trực tiếp mà không cần khử trùng lần nữa. Như vậy chi phí sẽ giảm và việc cung ứng cho các doanh nhân địa phương cũng sẽ dễ dàng. Hơn thế nữa, vì chất cafein trong bã cà phê cho phép thu hoạch sớm hơn và tạo một dòng tiền tốt hơn lối canh tác thông thường. Về mặt kinh tế, điều ấy phù hợp hoàn toàn với lý tưởng của chúng ta: đầu tư ít hơn, lợi nhuận nhiều hơn; một sáng kiến nhiều lợi ích. Điều ấy có nghĩa: cho phí thấp hơn, đầu ra nhanh hơn, khách trung thành hơn và thu nhập nhiều hơn.

 

Trích trong sách “Nền kinh tế xanh lam”

 

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC
THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP
THỊ TRƯỜNG GIÁ CÀ PHÊ
Cập nhật hôm nay:
Giá định hướng ICOGiá trên sàn kỳ hạnGiá nội địa

Xem chi tiết >>>                             Chỉ số giá định hướng ngày: 12/08/2022

ĐVT: US cents/lb  

 

 

 

ICO Indicator prices
(US cents/lb)  12/08/2022

 

 

change

ICO Composite

201.65

+0.3%

Colombian Milds

296.41

+0.9%

Other Milds

270.12

+0.7%

Brazilian Naturals

221.83

-0.4%

Robustas

112.73

+0.5%

Xem chi tiết >>>                             Phiên giao dịch: 15/08/2022

ĐVT: USD/tấn (London)

US cents/lb (New York)

 

London

Giá khớp

Thay đổi

09/22

2256

+4

11/22

2265

+4

New York

Giá khớp

Thay đổi

12/22

221.55

-0.85

03/23

216.70

-0.85

Xem chi tiết >>>                            Ngày cập nhật: 25/07/2022

ĐVT: đồng/kg

 

 

Daklak:                

Mua xô: 43.400 đồng/kg cơ sở

Giao kho Daklak: 43.600 đồng/kg

Giao kho Bình Dương: 43.800 đồng/kg

R2: +200 đồng/kg so với xô

Mua R1 sàng 16: +800 đồng/kg

 

Gia Lai:                

Mua xô: 43.200 – 43.400 đồng/kg

 

Lâm Đồng:          

Mua xô: 43.400 – 43.600 đồng/kg

 



HỘI VIÊN LIÊN KẾT
lien_he_qung_cao
WEBSITE LIÊN KẾT
icobo_tai_chinhbo_cong_thngvcci_chuan_moi
cu_thuebo_nong_nghiephai_quantong_cuc_thong_ke
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI
logo_mau_moiw

HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)

Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội

 

Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

 

Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818

E-mail: info.vicofa@gmail.com 

Website: www.vicofa.org.vn

 

Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.

 

                                                                 gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-instagram gf-icn-rss

Website is designed at tnweb.vn