Language Translation
.
logo_khong_nen_khong_chu_tai_web
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Vietnam Coffee Cocoa Association ( Vicofa )
Bền vững - Năng suất - Chất lượng - Giá trị gia tăng
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Bản tin thị trường ngày 04/6/2020

Ngày đăng: 04-06-2020


OPEC+ kéo dài thời hạn cắt giảm sản lượng nhưng chỉ thêm 1 tháng thay vì 2 tháng như dự đoán đã kiềm chế giá dầu tăng. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc hồi phục tích cực tiếp tục hậu thuẫn giá các mặt hàng kim loại công nghiệp. Kết thúc phiên giao dịch 3/6, giá thép cao nhất 9 năm, vàng giảm hơn 2%, cà phê trên 2 sàn đều tăng.


Dầu vẫn dưới 40 USD vì xuất hiện nghi ngờ về bước tiếp theo trong thỏa thuận OPEC+

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch vừa qua, có lúc chạm ngưỡng 40 USD/thùng – cao nhất kể từ tháng 3/2020, nhưng kết thúc phiên vẫn dưới ngưỡng 40 USD/thùng do thị trường dấy lên nghi ngờ về thời gian và quy mô cắt giảm sản lượng của OPEC và các đồng minh.

Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent kỳ hạn tháng 8 tăng 22 US cent, tương đương 0,6%, lên 39,79 USD/thùng, trong phiên có thời điểm đạt 40,53 USD, mức cao nhất kể từ 6/3/2020; dầu Tây Texas (WTI) kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 48 US cent lên 37,29 USD/thùng.

Thông tin tồn trữ dầu thô của Mỹ trong tuần vừa qua giảm hỗ trợ xu hướng giá tăng, song tồn trữ sản phẩm dầu lọc của nước này tăng hạn chế đà đi lên của mặt hàng này.

Saudi Arabia và Nga đã nhất trí kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm một tháng (ít hơn 1 tháng so với dự đoán của thị trường), nhưng không thể tiến hành cuộc họp về chính sách vào ngày hôm nay, 4/5, thay vì tháng 6 tới.

Olivier Jakob, nhà phân tích dầu thuộc Petromatrix, cho biết: "Giá đã ổn định trong tuần này vì thông tin cho rằng cuộc họp sẽ diễn ra sớm hơn", và "Giá không bứt phá trong phiên vừa qua chắc chắn là do những thông tin mới nhất về OPEC."

Vàng giảm trên 2% khi kinh tế thế giới dần hồi phục

Giá vàng giảm hơn 2% trong phiên giao dịch vừa qua khi nhà đầu tư lại tìm tới những tài sản có độ rủi ro cao với hy vọng kinh tế thế giới sẽ hồi phục nhanh trở lại sau giai đoạn suy thoái do Covid-19.

Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay giảm 1,6% xuống 1.699,37 USD/ounce, trước đó trong cùng phiên có lúc giá chạm mức thấp nhất trong vòng gần 1 tháng là 1.688,89 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 1,75% xuống 1.703,50 USD/ounce.

Phil Streible, chiến lược gia thị trường của Blue Line Futures tại Chicago, cho hay: "Xuất hiện tâm lý ưa mạo hiểm vào lúc này… thị trường chứng khoán Mỹ đang tăng mạnh".

Dữ liệu từ Mỹ cho thấy nền kinh tế đang hồi phục dần, như: Số người mất việc giảm khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại; số liệu từ Viện Quản lý nguồn cung cho thấy hoạt động của ngành dịch vụ Mỹ đã chạm đáy 11 năm vào tháng 5 vừa qua…

Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản vẫn có lợi cho giá vàng, như lãi suất thấp và các chương trình nới lỏng định lượng tiếp tục được duy trì, cho thấy trong dài hạn giá vàng vẫn có khả năng tăng.

Thép cao nhất 9 năm

Giá thép cây tại Trung Quốc vừa lập kỷ lục cao nhất trong vòng hơn 9 năm do nhu cầu mạnh và tồn trữ trong nước giảm.

Thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Thượng Hải phiên vừa qua có thời điểm tăng 1,5% lên 3.663 CNY (515,33 USD)/tấn, cao nhất kể từ tháng 2/2011, trước khi kết thúc ở mức tăng 0,7%.

Tồn trữ thép cây tại Trung Quốc đã giảm khoảng 40% kể từ giữa tháng 3/2020, cho thấy nhu cầu hồi phục tốt sau khi chính sách cách ly chống dịch Covid-19 được dỡ bỏ. Hoạt động xây dựng là chỉ báo về sự hồi phục của nền kinh tế này.

Nhà phân tích Hui Heng Tan của Marex Spectron ở Singapore cho biết: "Chúng tôi tiếp tục lạc quan về triển vọng nhu cầu trong ngắn hạn" và cho rằng nhu cầu thép giao ngay tại trung Quốc dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc giảm 1% trong phiên vừa qua, sau 4 phiên tăng liên tiếp, và thép không gỉ vững ở mức như phiên liền trước.

Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,4% trong phiên vừa qua do triển vọng nhu cầu tốt và lo ngại về nguồn cung ở Brazil.

Cà phê trên cả hai sàn đều cùng nhau tăng điểm:

Giá cà phê trên sàn London và New York đều cùng nhau tăng điểm. Cụ thể, đối với kỳ hạn tháng 7, Robusta tăng 23 USD/tấn (tương đương 1,95%) lên 1.202 USD/tấn, trong khi Arabica tăng 0,90 cent/lb (tương đương 0,92%) lên 99,10 cent/lb.

Sáng nay 04/6 giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên tăng 400.000 đồng/tấn so với hôm qua, cụ thể tại Đăk Lăk giá cà phê nhân xô trong khoảng 31,9 – 32 triệu đồng/tấn, Gia Lai, Đăk Nông 31,6 – 31,7 triệu đồng/tấn. Tỷ giá Vietcombank mua chuyển khoản: 1 USD = 23.170 VND.

Brazil hiện nay đang vào vụ mùa thu hái, Cooxupe – Hợp tác xã trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất Brazil, hôm qua đã công bố báo cáo từ Sao Paulo. Theo đó, tính đến cuối tháng 5 tiến độ thu hái tại Brazil đang ở mức trung bình năm, hoàn thành được 9% vụ mùa so với mức 6,9% mức trung bình 5 năm trước.

Tín hiệu đưa ra từ thị trường hiện nay đang có sức thu hút lớn, đó là Real Brazil đang củng cố vững, dự kiến về dưới biên độ khu sàn 5,0 Real/USD. Hiện tại, Real Brazil đang đổ về từ 5,3 Real/USD xuống 5,2 Real/USD và mục tiêu là 5,02 Real/USD.

Thêm vào đó chứng nhận tồn kho trên NewYork phiên qua tiếp tục giảm số lượng lớn, với hơn 14.117 bao còn 1,74 triệu bao. Trong khi đó, về kỹ thuật, hiện nay giá vẫn có phần củng cố vững và chưa có hướng bứt phá lớn.

Reuters đưa tin: Viện Cà phê Quốc Gia IHCAFE của Honduras báo cáo khối lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 5 vừa qua của nước này giảm 20,9% so với cùng kỳ năm trước sau khi nông dân cắt giảm sản lượng do giá xuống thấp và tình trạng khô hạn kéo dài, chỉ đạt 729.958 bao (60kg). Như vậy, tính từ tháng 10/2019 đến 5/2020, Honduras đã xuất khẩu được 4.273.594 bao cà phê, giảm 8,5% so với cùng kỳ vụ trước. Dự kiến vụ này khối lượng xuất khẩu của Honduras sẽ giảm 4,3%.

Trong khi đó, cũng theo Reuters, Viện Cà phê Quốc Gia ICAFE của Costa Rica báo cáo khối lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 5 vừa qua của nước này giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 143.781 bao (60kg). Như vậy, tính từ tháng 10/2019 đến 5/2020, Costa Rica đã xuất khẩu được 697.307 bao cà phê, giảm 3,5% so với cùng kỳ vụ trước.

Tại Việt Nam, vụ 2020/21 khu vực Tây Nguyên mưa muộn hơn so với trung bình nhiều năm, tình trạng khô hạn vẫn còn diễn ra cho đến tháng 5. Đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng như: bệnh sâu keo mùa thu trên cây bắp, khảm lá mì, trắng lá mía, nhất là bệnh rụng quả, rệp sáp trên cây cà phê. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện đã có hơn 3.215 ha cà phê bị rệp sáp gây hại với tỷ lệ 2,5-50%, phân bố rải rác tại các vùng cà phê của tỉnh và có khả năng lây lan trên diện rộng nếu không ngăn chặn kịp thời. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các địa phương theo dõi, nắm bắt chặt chẽ diễn biến các loại sâu bệnh; đồng thời hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ, không để lây lan.

Những năm qua, biến đổi khí hậu đang tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều người trồng cà phê ở Tây Nguyên. Việc đa dạng hoá cây trồng trong vườn cà phê được xem là một trong những giải pháp mang lại nhiều hiệu quả cả về kinh tế và môi trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk, đến nay đã có khoảng 1/5 diện tích trong tổng số hơn 200.000 ha cà phê toàn tỉnh được trồng xen nhiều loại cây khác và tập trung tại các vùng chuyên canh cà phê của huyện Cư Mgar, Krông Pắk, Thị xã Buôn Hồ và Thành phố Buôn Ma Thuột. Trồng xen cây ăn trái trong vườn cà phê là giải pháp được nhiều nông dân ở Đắk Lắk lựa chọn thời gian qua. Những loại cây trồng xen chủ yếu là sầu riêng, bơ, hồ tiêu, mắc ca và muồng đen (một loại cây gỗ thuộc nhóm 1, trồng làm trụ tiêu, sau này có thể khai thác gỗ). Không chỉ cải thiện thu nhập, những loại cây trồng xen có tầng tán cao, giúp che bóng, chắn gió cho vườn cà phê. Đây là giải pháp kỹ thuật vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa mang lại hiệu quả môi trường.

VICOFA tổng hợp

 (Nguồn: ICO, Reuters, Agroinfo, scasa.co.za, tincaphe, giacaphe, tintaynguyen, cafeF)

TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC
THÀNH VIÊN ĐĂNG NHẬP
THỊ TRƯỜNG GIÁ CÀ PHÊ
Cập nhật hôm nay:
Giá định hướng ICOGiá trên sàn kỳ hạnGiá nội địa

Xem chi tiết >>>                             Chỉ số giá định hướng ngày: 12/08/2022

ĐVT: US cents/lb  

 

 

 

ICO Indicator prices
(US cents/lb)  12/08/2022

 

 

change

ICO Composite

201.65

+0.3%

Colombian Milds

296.41

+0.9%

Other Milds

270.12

+0.7%

Brazilian Naturals

221.83

-0.4%

Robustas

112.73

+0.5%

Xem chi tiết >>>                             Phiên giao dịch: 15/08/2022

ĐVT: USD/tấn (London)

US cents/lb (New York)

 

London

Giá khớp

Thay đổi

09/22

2256

+4

11/22

2265

+4

New York

Giá khớp

Thay đổi

12/22

221.55

-0.85

03/23

216.70

-0.85

Xem chi tiết >>>                            Ngày cập nhật: 25/07/2022

ĐVT: đồng/kg

 

 

Daklak:                

Mua xô: 43.400 đồng/kg cơ sở

Giao kho Daklak: 43.600 đồng/kg

Giao kho Bình Dương: 43.800 đồng/kg

R2: +200 đồng/kg so với xô

Mua R1 sàng 16: +800 đồng/kg

 

Gia Lai:                

Mua xô: 43.200 – 43.400 đồng/kg

 

Lâm Đồng:          

Mua xô: 43.400 – 43.600 đồng/kg

 



HỘI VIÊN LIÊN KẾT
lien_he_qung_cao
WEBSITE LIÊN KẾT
icobo_tai_chinhbo_cong_thngvcci_chuan_moi
cu_thuebo_nong_nghiephai_quantong_cuc_thong_ke
THÀNH VIÊN HIỆP HỘI
logo_mau_moiw

HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM (VICOFA)

Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội

 

Địa chỉ: Số 5 Ông Ích Khiêm, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

VP Đại diện VICOFA tại TP. HCM: 135A Pasteur (lầu 5), phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

 

Tel: 024 3733 6520 - 3845 2818

E-mail: info.vicofa@gmail.com 

Website: www.vicofa.org.vn

 

Ghi rõ nguồn "www.vicofa.org.vn" khi bạn sử dụng lại thông tin từ website này.

 

                                                                 gf-icn-youtube gf-icn-facebook gf-icn-twitter gf-icn-instagram gf-icn-rss

Website is designed at tnweb.vn